547 năm tên gọi Hoài Nhơn

Về Hoài Nhơn bắt gặp “Cửa An Giũ nắng hanh vàng/Biển Tam Quan lại mơ màng dáng xuân” của Nguyễn Công Lượng.

Về Hoài Nhơn nhớ hai người hiền là Khám lý Cống Quận Công Trần Đức Hòa-người có công lớn trong công cuộc hình thành Quốc ngữ và Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ-người hoạch định xứ Đàng Trong nhưng mấy ai để ý tên gọi Hoài Nhơn biến dịch thế nào.

Năm 1471 Vua Lê Thánh Tông lập phủ Hoài Nhơn (lúc đó gọi là Hoài Nhân) mà địa phận là 5 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Đăk Lăk, Gia Lai và Kon Tum hiện nay; phủ Hoài Nhơn thuộc đạo thừa tuyên Quảng Nam lúc bấy giờ. Hoài Nhơn (Hoài Nhân) có nghĩa là mong, nghĩ về điều nhân. Những cư dân Việt đầu tiên là dân nghèo, lính và tội nhân lưu đày.

Năm 1602, phủ Hoài Nhơn đổi thành Quy Nhơn (Quy Nhân).

Năm 1832, Vua Minh Mạng đổi phủ Hoài Nhơn thành tỉnh Bình Định còn phủ Hoài Nhơn thì gồm huyện Bồng Sơn (gồm huyện Hoài Nhơn, Hoài Ân và An Lão hiện nay), huyện Phù Mỹ và huyện Phù Cát. Từ thời Vua Thiệu Trị (1841-1847), vì kị húy Thánh tổ Nhân Hoàng đế Minh Mạng nên chữ nhân đọc trại thành nhơn.

Sau 1975 Hoài Nhơn là tên gọi huyện cực bắc của tỉnh Bình Định, nằm trọn trong vùng đất mà người Việt đặt chân đến đầu tiên vào năm 1471.

Vậy Hoài Nhơn là tên gọi vùng đất mới rộng lớn biên viễn phía nam của người Việt từ 1471 nhưng hiện nay là tên một huyện thuộc tỉnh Bình Định.

Về Hoài Nhơn 2018 hãy nhớ nguồn cơn xa xưa và cư dân ban đầu cũng như những người hiền đến sau của xứ dừa này mà dân gian đã truyền tụng “Công đâu công uổng công thừa/Công đâu xách nước tưới dừa Tam Quan” và đương nhiên nhớ “Hoài Nhơn xưa đất gấm hoa” (Nguyễn Công Lượng).