“Em còn nhớ hay em đã quên”*
1. Lưu truyền rằng thần thức của kiếp trước đậu vào người mẹ lúc thụ thai để nên thai nhi rồi hài nhi đặng bắt đầu một kiếp nhân sinh. Thường thường thì đứa trẻ quên hết tiền kiếp để ngụp lặn kiếp hiện tại. Đôi khi trên đường và trong đời bắt gặp một ai đó, một cảnh vật, một cảnh ngộ quen lắm mà biết rõ là chưa từng gặp; đó là ký ức tiền kiếp.
2. Lúc nhỏ cũng bị đòn roi, quở mắng… nhưng rồi quên đi để kính yêu cha mẹ, kính trọng thầy cô.
3. Vào đời, vướng bận luyến ái, lục đục nhân sinh nhưng rồi quên đi để tạo dựng gia đình, vun vầy gia quyến, vun đắp xã hội. Đôi khi lại nhớ kiểu “năm năm rồi không gặp”*, “mười năm không gặp tưởng tình đã cũ”*, “hoàng hạc bay, bay bỏ trời mơ/về đồi sim, ta nhớ người vô bờ”*.
4. Quên để mà sống.
5. Tuy nhiên, phải nhớ mấy thứ sau:
5.1 Ta là ai, từ đâu đến, đang ở đâu và đi về đâu.
5.2 “Ơn cha, nghĩa mẹ, công thầy”**; “khôn ngoan đối đáp người ngoài/gà cùng một mẹ chờ hoài đá nhau”**; “giàu nhờ bạn, sang nhờ vợ”**; “bà con xa không bằng láng giềng gần”**; chịu ơn ai có thể không đền cho họ nhưng hãy gia ơn cho kẻ bất lợi.
5.3 Dải đất đang mưu sinh thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và máu của tiền nhân nên phải có trách nhiệm giang sơn.
Chừng ấy thôi, không biết “em còn nhớ hay em đã quên”*?
Ghi chú:
* Ca từ của các nhạc sỹ, thi sỹ Trịnh Công Sơn, Phạm Văn Bình, Trần Quảng Nam và Vũ Đức Sao Biển.
** Lời ca dao, tục ngữ Việt tộc.
Bài viết liên quan:
Giá trị của kí lịch sử “Lần dấu người xưa Đào Duy Từ – 陶維慈”
“Thương nhớ ngàn xưa”, kí tình yêu & hôn nhân của Bác sĩ gia đình, Thạc sĩ nội khoa Đào Duy An
Điểm biên khảo “Ngày ấy Kon Tum”
Lan man “Ngày Sách 2021”
Cô đơn
Gia Định hoài niệm