Mùa xuân Lê Lợi
Tôi ở Sài Gòn, thường xuyên rong ruổi trên nhiều cung đường. Tôi đi ngang đường Lê Lợi. Tôi tắt qua Công trường Lam Sơn. Tôi vòng bùng binh Cây Gõ, Q6 mà một thời lừng lững tượng Lê Lợi như trong ảnh. Qua những địa điểm, cung đường ấy thì trong tôi trội lên rằng Lê Lợi là ai trong lịch sử dựng nước và giữ nước của tộc Việt 4807 năm này?
Lê Lợi xuất thân là một trại trưởng vùng Lam Sơn, Thanh Hóa bấy giờ mà mấy đời nối nghiêp chủ. Ông sinh ra trong thời buổi Nhà Trần suy mạt và lớn lên trong cảnh Nhà Hồ đoạt ngôi cũng như làm mất nước. Chí khí ông mạnh mẽ, không chịu làm tôi đòi quân xâm lược và ông nhóm binh nhen tụ cho một nghiệp lớn của cá nhân mà theo đó là của dân tộc. Khởi đầu là hội thề Lũng Nhai và sau đó- năm Mậu Tuất (1418)-là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vào mùa xuân. Mười năm trường kỳ kháng chiến, cuối cùng non sông sạch bóng quân thù Tàu và mở ra Triều Hậu Lê dài thứ nhì trong lịch sử Việt tộc-360 năm.
Ông là linh hồn, là chủ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Ông là người khôi phục văn hóa Việt tộc vốn đã bị Nhà Minh xóa sạch trong 20 năm xâm lược. Nên nhớ là Tàu bao giờ cũng dã tâm xóa sạch, chiếm trọn mọi văn hóa của tộc Việt.
Tổ tiên Việt tộc hôm nay in dấu ấn sâu đậm của chí khí ông, của tài năng ông.
“Nhân vô thập toàn”, bỏ qua những tiểu tiết cá nhân thì ông là một trong số ít ỏi vị vua mở triều sáng suốt của Việt tộc.
Ngày xuân, nhớ lại 600 năm trước, đúng 10 chu kỳ can chi Mậu Tuất, ông phất cờ khởi nghĩa. Hậu sinh xin kính cẩn ông, cám ơn ông-một vị anh hùng dân tộc- người đưa dân tộc Việt thoát khỏi cảnh Bắc thuộc lần thứ tư.
Bài viết liên quan:
Giá trị của kí lịch sử “Lần dấu người xưa Đào Duy Từ – 陶維慈”
“Thương nhớ ngàn xưa”, kí tình yêu & hôn nhân của Bác sĩ gia đình, Thạc sĩ nội khoa Đào Duy An
Điểm biên khảo “Ngày ấy Kon Tum”
Lan man “Ngày Sách 2021”
Cô đơn
Gia Định hoài niệm