Trèo lên cây bưởi…
Trường Sa 21/9/2011; Đào Duy An
Chuyện kể rằng khi đã 53 tuổi, uất chí, Đào Duy Từ vào nam và giúp Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên vững cơ nghiệp Đàng Trong. Lúc này, Chúa Trịnh Thanh Đô Vương Trịnh Tráng tìm cách mua chuộc, gởi ý qua:
“Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng anh tiếc lắm thay”
Chí dọc ngang trời bể và tài văn chương thoả sức, Đào Duy Từ trả lại “quà Bắc” và kèm:
“Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra?…”
…
Lịch sử Việt mấy lần bỏ lỡ cơ hội như thuở Trịnh-Nguyễn phân tranh như thế.
Nước Nhật nhờ Minh Trị Thiên Hoàng thời điểm 1868 mà canh tân. Cũng thời khoảng này Vua Tự Đức nhà Nguyễn đã từ chối đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ gồm các chính sách sau:
Kinh tế: Mở mang buôn bán trong và ngoài nước; mời công ty nước ngoài đến giúp khai thác tài lợi; sửa đổi thuế khoá làm sao cho “nước giàu dân cũng giàu…
Văn hóa – Giáo dục: Cải cách phong tục; coi trọng dân; sửa đổi chế độ thi cử; mở mang học hành; thay đổi nội dung giáo dục; lấy quốc âm thay chữ Hán; lập trại tế bần…
Ngoại giao: Ngoại giao trực tiếp với chính phủ Pháp, tìm cách ngăn chặn âm mưu xâm lược của Pháp bên này; khéo léo chọn thời cơ lấy lại 6 tỉnh Nam Kỳ; xác lập “tư thế làm chủ đón khách”….
Quân sự: “Chủ hoà” nhưng không “chủ hàng”; cải tu võ bị; trọng võ trọng văn; biên soạn binh pháp; đào tạo sĩ quan; mua sắm tàu thuyền, vũ khí; xây dựng phòng tuyến cả ở thành thị lẫn nông thôn…
Phan Chu Trinh đầu thế kỷ XX với 3 chủ trương:
Khai dân trí: Bỏ lối học tầm chương trích cú; mở trường dạy chữ Quốc ngữ cùng kiến thức khoa học thực dụng; bài trừ hủ tục.
Chấn dân khí: Thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cường; mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình; giải thoát được nọc độc chuyên chế.
Hậu dân sinh: Phát triển kinh tế; cho dân khai hoang làm vườn; lập hội buôn; sản xuất hàng nội hóa…
Nước Việt lại một lần nữa bỏ lỡ…
Kỷ nguyên mạng hầu như xoá mọi cách trở. Dân tộc nào khai thác triệt để phương tiện này thì dân tộc đó thái lai.
Bài viết liên quan:
Giá trị của kí lịch sử “Lần dấu người xưa Đào Duy Từ – 陶維慈”
“Thương nhớ ngàn xưa”, kí tình yêu & hôn nhân của Bác sĩ gia đình, Thạc sĩ nội khoa Đào Duy An
Điểm biên khảo “Ngày ấy Kon Tum”
Lan man “Ngày Sách 2021”
Cô đơn
Gia Định hoài niệm