Hồn phố thị
1. Việt Nam có phố thị chắc chưa lâu; cụm từ “kẻ Chợ”, tộc người “Kinh” phảng phất xuất xứ của phố rằng nhóm người Việt biết buôn bán quần cư nơi tiện cho việc đổi chác mà hình thành tên gọi đó.
2. Do đặc điểm nền văn minh lúa nước nên từ hàng ngàn năm nay dân Việt là dân “gốc rạ”, thở “mùi lúa”.
3. Phố thị xuất xứ trước hết là từ “phố” của tổ tiên ngày xưa như trong truyền ngôn “thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến”, sau đó là bừng lên nhờ/bị du nhập nền văn minh phương Tây.
4. Phố thị bây giờ mang dáng dấp của nền văn minh phương Tây, Âu Mỹ và tuổi đời chưa tới 200 năm.
5. Do xuất nguồn như thế nên rất khó tìm một phố thị đúng chuẩn của Tây, Âu, Mỹ. Phố thị Việt Nam vẫn có bóng dáng bà mẹ quê, bác nông dân và tiếng gà gáy sáng. Đi giữa phố mà không thấy lạc lõng quê. Có thể nói nếu phố thị Việt mất đi “hồn quê” này thì như dòng sông trơ đáy.
Chú thích: Ảnh là một góc làng quê miền Trung: Có cây rơm, có bóng tre, tàu lá chuối và mái ngói (giờ thì người ta không cho làm nhà tranh vách đất nữa) ngày 2019.
Bài viết liên quan:
Giá trị của kí lịch sử “Lần dấu người xưa Đào Duy Từ – 陶維慈”
“Thương nhớ ngàn xưa”, kí tình yêu & hôn nhân của Bác sĩ gia đình, Thạc sĩ nội khoa Đào Duy An
Điểm biên khảo “Ngày ấy Kon Tum”
Lan man “Ngày Sách 2021”
Cô đơn
Gia Định hoài niệm