“Phật tại thế”
1. Không biết đạo thờ tổ tiên của Việt tộc mà chính xác là của tộc Kinh* có từ bao giờ nhưng chí ít là có từ thuở tổ tiên-lớp tiền nhân đi khai phá Hoa lục 40,000 năm trước: “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra”. Núi Thái, sông Nguồn nay thuộc tỉnh Thiểm Tây, nước Tàu. Núi Thái Sơn vẫn còn đó, sông Trong Nguồn chính là Hán Thủy giang bây giờ vẫn xanh năm tháng dù Việt tộc đã mất quyền sở hữu nhưng ca thâm vẫn truyền vọng bao đời. Tổ tiên nói về đạo hiếu rất nhiều và rất rạch ròi, chẳng hạn “một lạy sống hơn đống lạy chết”**.
2. Ba trăm năm sau Phật giáo nhập thế, ánh sáng giác ngộ tỏa sáng nước Việt. Không rõ có phải xuất nguồn là Việt tộc hay không mà Đức Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp rất nhiều và rất chi tiết về đạo hiếu. Kinh Tương Ưng nói về công dưỡng dục của cha mẹ: “Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng sanh lang thang trong 6 nẻo luân hồi, bỏ thân này nhận thân khác, sinh đi sinh lại bao lần; sữa mẹ mà chúng sinh đã uống còn nhiều hơn nước trong bốn biển”. Kinh Tâm Địa Quán nhắc: “Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế”. Tổ tiên không phản bác đời tu nhưng khéo léo phân bua: “Thứ nhất là tu tại gia/Thứ nhì tu chợ, thứ bat u chùa/Tu đâu cho bằng tu nhà/Thờ cha kính mẹ mới là đạo tu”.
3. Trong đời vẫn khắc khoải: “Còn sống thì chẳng cho ăn/Đến khi chết xuống làm văn tế ruồi” **, hay “cha chết không bằng hết gạo” **…
Vẫn thấy trên đường những mẹ già thất thểu xin ăn…
Vẫn gặp trong đời những cha còm cõi bán vé số, mài dao dạo…
Ơ, con cháu “đi đâu mà bỏ mẹ già; gối nghiêng ai sửa, chén trà ai nâng” ** mà để “Phật tại thế” khất thực như buổi mất mùa, đói kém của tổ tiên ngày xa lói?
Con cháu có nhớ tổ tiên đã nhắn nhủ: “Dù no dù đói cho tươi; bớt ăn bớt ngủ mà nuôi mẹ già” **, rồi “đói lòng ăn trái chà là; để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng” **…
Những riêng ngẫm đó lại tái hiện trong đời rong ruổi và mỗi vòng quay lại khắc sâu đậm bức tranh “Phật tại thế”.
Ghi chú:
* Tộc Kinh chẳng qua là lớp người khôn ngoan của Việt tộc, sớm tụ họp chỗ thuận mua lợi bán mà quần cư; danh xưng Kinh có lẽ có từ thế kỷ 3-5 trước Tây lịch-thời điểm hình thành đồng bằng sông Hồng.
** Truyền ca Việt tộc.
Bài viết liên quan:
Giá trị của kí lịch sử “Lần dấu người xưa Đào Duy Từ – 陶維慈”
“Thương nhớ ngàn xưa”, kí tình yêu & hôn nhân của Bác sĩ gia đình, Thạc sĩ nội khoa Đào Duy An
Điểm biên khảo “Ngày ấy Kon Tum”
Lan man “Ngày Sách 2021”
Cô đơn
Gia Định hoài niệm