Tịnh Minh

Tịnh Minh, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi có tên xưa là làng An Phú.
Hỏi người lớn làng có tự bao giờ, không ai biết.
Nằm bên tả ngạn sông Trà và bên kia là quốc lộ 24B, nhìn trên bản đồ thì Tịnh Minh như cái ức gà.
Tiền nhân Việt đến lập nghiệp vùng đất này không biết tự bao giờ nhưng sớm gì cũng phải từ năm 1402. Gia phả dòng họ Hạ, họ Lê và họ Nguyễn cho biết ba họ này đến lập nghiệp tại Tịnh Minh vào thời Nhà Hậu Lê. Gia phả họ Nguyễn ghi rõ ông tổ lập làng ở Tịnh Minh là vào những năm Cảnh Trị (1663-1671) đời Vua Lê Huyền Tông.
Hiện Tịnh Minh còn nghề rèn ở thôn Minh Khánh mà tuổi đời nghe đâu ngót nghét 300 năm.
Diện tích Tịnh Minh khoảng 9.000 km2 và dân số khoảng 6.000 người.
Ngày xưa Tịnh Minh có trường Cây Cầy (nay là Trường Tiểu học Tịnh Minh) đã hơn 100 năm.
Người Tịnh Minh nổi tiếng nhất có lẽ là cụ Nguyễn Vịnh và Bạch Văn Vĩnh. Cụ Nguyễn Vịnh (1840- 1895) sinh ra ở thôn Minh Thành, xã Tịnh Minh, là một trong những lãnh tụ của Phong trào Cần Vương tại Quảng Ngãi. Cụ Bạch Văn Vĩnh (1845-1895) sinh ra tại Mỹ Thịnh Bắc, Nghĩa Thuận, Tư Nghĩa và là hậu duệ của Trạng nguyên Bạch Liêu. Cụ là em rể cụ Nguyễn Vịnh và ở rể tại Tịnh Minh. Hai anh em cùng phất cờ khởi nghĩa chống Pháp nhưng thất bại và bị xử tử tại bến Tam Thương (phía nam sông Trà, cạnh cầu Trà Khúc), TP Quảng Ngãi vào ngày 19/1/1895 (riêng cụ Bạch Văn Vĩnh mãi đến 27/2/1896 mới bị Pháp chém). Hiện nay mộ cụ Nguyễn Vịnh và mộ gió cụ Bạch Văn Vĩnh ở tại thôn Minh Thành, xã Tịnh Minh.
Dân Tịnh Minh ngày nay tỏa đi tứ xứ, nuôi hy vọng làm rạng danh xứ mình như tiên tổ.